Sổ mũi là tình trạng ở xoang mũi có chữa dịch quá mức. Nước mũi chảy ra ngoài khiến cho người bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà nước mũi có màu sắc khác nhau. Để hiểu rõ hơn, các bạn có thể tham khảo thông tin qua bài viết dưới đây.
Sổ mũi là bị làm sao?
Sổ mũi là chất nhầy (dịch mũi) chảy ra khỏi mũi của bạn, xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân sổ mũi có thể do thời tiết quá lạnh, khi ăn thức ăn cay hoặc do bạn mắc viêm mũi dị ứng, cảm lạnh thông thường. Tình trạng dịch mũi chảy ra quá mức so với trạng thái bình thường được hiểu theo thuật ngữ y khoa là “sổ mũi” hay “chảy dịch mũi”.
Tình trạng đặc hay lỏng và màu sắc của chất nhầy chảy ra từ mũi có thể khác nhau. Ban đầu, chất nhầy có màu trắng trong suốt. Sau 2-3 ngày, chất nhầy có thể thay đổi màu sắc từ trắng đục hoặc vàng. Đôi khi dịch mũi cũng có thể chuyển sang màu xanh lục.
Nhận biết tình trạng sổ mũi như thế nào?
Ngoài ra, sổ mũi cũng có thể xảy ra với các triệu chứng như sau:
- Nghẹt mũi
- Hắt xì
- Chảy nước mắt
Nguyên nhân gây ra tình trạng sổ mũi
- Tuyến nhầy mũi: Các tuyến nhầy sản xuất chất nhầy liên tục nhằm giữ ẩm cho bên trong mũi, giúp mũi khỏe mạnh. Chất nhầy bảo vệ bạn khỏi vi khuẩn, virus và các tác nhân khác.
- Tế bào biểu mô: Được hiểu là những tế bào lót bên trong khoang mũi, có thể giải phóng cytokine, phản ứng lại tình trạng viêm của niêm mạc mũi dẫn đến sản xuất chất nhầy, gây nên sổ mũi.
- Mạch máu trong mũi: Chúng có thể co thắt lại và giãn ra giúp điều chỉnh độ thông của mũi. Khi viêm sẽ có hiện tượng thoát mạch, dẫn đến dịch mũi.
Hệ thống miễn dịch. Bạn bệnh là do mầm bệnh đã vượt qua khỏi lớp màng nhầy của mũi và hệ hô hấp. Khi đó, hệ thống miễn dịch giải phóng các chất đặc biệt có vai trò tìm kiếm và tiêu diệt mầm bệnh. Những chất này điều khiển các tế bào trong mũi tạo ra nhiều chất nhầy hơn để loại bỏ các mầm bệnh có hại. Việc sản xuất chất nhầy tăng lên quá mức, mũi bắt đầu chảy dịch mũi và nghẹt mũi. Khi cơ thể loại bỏ được mầm bệnh, hệ miễn dịch sẽ “báo động” và lớp nhầy trở lại bình thường. Thông thường, hệ miễn dịch cũng liên quan đến vấn đề dị ứng.
Vì thế, có hai nguyên nhân chính dẫn đến sổ mũi, bao gồm:
- Viêm mũi dị ứng: Xuất phát từ bụi bẩn, phấn hoa, lông thú cưng,… Thông thường, chất gây dị ứng vô hại đối với thể trạng người bình thường. Nhưng nếu gặp tình trạng viêm mũi dị ứng, hệ miễn dịch phản ứng, cho rằng chất gây dị ứng đang xâm nhập và bảo vệ bạn bằng cách giải phóng histamin. Làm tăng tiết chất nhầy, mắt và cổ họng bị ngứa gây sổ mũi để đẩy chất dị ứng ra bên ngoài.
- Nhiễm virus: Xuất phát từ tình trạng cảm lạnh thông thường, cúm, nhiễm virus Covid-19,… Cơ thể hít phải virus sẽ kích ứng niêm mạc và xoang mũi. Khi đó, bạn bắt đầu chảy dịch mũi.
Sổ mũi có gây biến chứng nguy hiểm không?
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác, bao gồm:
- Thời tiết lạnh: Khi nhiệt độ không khí quá lạnh hoặc khô, gây kích ứng niêm mạc mũi. Với cơ chế phòng vệ, mũi tiết ra dịch nhầy đề giữ ẩm cho niêm mạc dẫn đến sổ mũi.
- Chảy nước mắt: Khi khóc hoặc do có sự kích thích dẫn đến chảy nước mắt, nước mắt chảy qua góc trong của mí mắt, qua ống lệ mũi và vào khoang mũi. Một số giọt nước mắt chảy ra khỏi mũi, kích thích sản xuất chất nhầy dẫn đến dịch mũi nhiều hơn.
- Viêm xoang: Khi nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và dị ứng gây phù nề niêm mạc mũi xoang, khiến lỗ thông xoang tắc nghẽn và xoang ứ đọng nhiều chất nhầy. Gây nên nghẹt mũi, sổ mũi với chất nhầy màu vàng hoặc xanh lục.
- Polyp mũi: polyp mũi là những khối lành tính phát triển trong mũi và xoang, đây không phải ung thư. Chúng gây sổ mũi và nhiều triệu chứng khác.
- Dị vật trong mũi: Khi có dị vật mắc kẹt trong mũi, cơ thể tạo ra dịch nhầy nhằm tống chúng ra ngoài. Dị vật trong mũi thường xảy ra ở trẻ em, triệu chứng sổ mũi kèm theo nước mũi hôi chảy từ lỗ mũi.
- Viêm mũi không dị ứng: Xảy ra khi bạn bị sổ mũi, hắt hơi và các triệu chứng khác nhưng không rõ nguyên nhân trong nhiều tuần, thậm chí vài tháng. Nguyên nhân viêm mũi không dị ứng có thể do các chất kích thích như khói thuốc lá, khói bụi từ môi trường, mùi hôi ô nhiễm,…
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Sổ mũi có thể tự hết đa phần không cần điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp cần sự gặp bác sĩ:
- Không cải thiện triệu chứng trong vòng 10 ngày.
- Xuất hiện các triệu chứng bất thường hoặc nặng hơn.
- Nước mũi của trẻ chỉ chảy ra từ một bên và có màu xanh, có máu hoặc có mùi hôi, hoặc nếu nghi ngờ có vật lạ mắc trong mũi.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Chi phí điều trị sổ mũi là bao nhiêu?
Điều trị tình trạng sổ mũi như thế nào?
Sổ mũi là tình trạng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, để điều trị hiệu quả, người bệnh cần phải thực hiện thăm khám, xác định được nguyên nhân và từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Mỗi nguyên nhân bệnh lý gây tình trạng sổ mũi sẽ có phương pháp điều trị riêng. Cụ thể là:
Hút rửa mũi xoang phương pháp proetz bằng dung dịch muối ưu trương.
Proetz là phương pháp được thực hiện bằng cách đưa thuốc vào mũi dưới dạng dung dịch hay khí dung. Thuốc được đưa vào mũi nhờ lỗ thông khí giữa mũi và các xoang, thuốc sau khi đã vào tới xoang sàng trước và sau thì dùng các dụng cụ hút khí để giảm áp lực hiện có trên vùng xoang mũi.
Phẫu thuật nội soi mũi xoang (FESS).
Mổ nội soi mũi xoang là phương pháp xâm lấn tối thiểu được chỉ định để điều trị viêm xoang mạn tính, khối u tuyến yên, bệnh lý nền sọ, khối u xoang và các biến chứng của viêm mũi xoang cấp tính trong nhiều bệnh lý khác.
Phẫu thuật nội soi mũi xoang giúp cung cấp cho phẫu thuật viên các hình ảnh trước khi phẫu thuật. Hệ thống hình ảnh trong phẫu thuật dưới sự hướng dẫn của CT scan giúp đạt được sự tiếp cận các xoang toàn diện và kỹ lưỡng hơn. Từ đó, bác sĩ có thể hình dung rõ hơn về ranh giới khối u để có cách tiếp cận an toàn và giảm nguy cơ biến chứng.
Kỹ thuật này từng bước tiếp cận tất cả các xoang mang lại kết quả tốt trong các trường hợp viêm xoang mạn tính. Ngoài ra, nội soi cũng là cách tiếp cận rộng rãi và an toàn trong việc giải quyết các cấu trúc ngoài xoang.
Khái niệm đằng sau phẫu thuật xoang bắt nguồn từ các nghiên cứu của Messerklinger về sự thanh thải chất nhầy và vai trò của nó trong cơ chế bệnh của viêm xoang
Mục tiêu của phẫu thuật xoang nội soi chức năng trong điều trị viêm xoang là mở rộng lỗ xoang, phục hồi khả năng thông khí đầy đủ của xoang, cải thiện vận chuyển chất nhầy và đưa ra một biện pháp tốt hơn cho các liệu pháp điều trị tại chỗ.
Khí dung
Khí dung là phương pháp sử dụng máy khuếch tán thuốc theo dạng sương mù, tác động vào hệ thống niêm mạc đường hô hấp trên hoặc dưới. Đây là phương pháp điều trị tại chỗ cho các bệnh lý thuộc niêm mạc đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm mũi họng, viêm khí – phế quản, viêm mũi xoang,… Khi xông hơi, thuốc dưới dạng sương do máy tạo ra sẽ được đẩy bám dính vào lớp lông chuyển trên niêm mạc đường hô hấp. Nhờ đó, thuốc sẽ tác động trực tiếp lên những vị trí bị viêm nhiễm
Khí dung là phương pháp sử dụng máy khuếch tán thuốc theo dạng sương mù, tác động vào hệ thống niêm mạc đường hô hấp trên hoặc dưới. Đây là phương pháp điều trị tại chỗ cho các bệnh lý thuộc niêm mạc đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm mũi họng, viêm khí – phế quản, viêm mũi xoang,… Khi xông hơi, thuốc dưới dạng sương do máy tạo ra sẽ được đẩy bám dính vào lớp lông chuyển trên niêm mạc đường hô hấp. Nhờ đó, thuốc sẽ tác động trực tiếp lên những vị trí bị viêm nhiễm.
- Máy khí dung tai mũi họng: hạt khí dung to, đọng lại được ở niêm mạc đường hô hấp trên.
- Máy khí dung cho hệ thống hô hấp dưới: có thể phát ra các hạt thuốc dưới dạng nhỏ hơn để chúng rơi xuống đường hô hấp dưới.
Khả năng hấp thu thuốc khí dung vào máy đạt khoảng 2.%. Thời gian tác động của thuốc khí dung khá ngắn, khoảng 3 – 4 tiếng. Vì vậy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng khí dung 2 – 4 lần/ngày. Tùy theo bệnh đường hô hấp trên hay dưới, tùy loại bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc pha để thực hiện phương pháp khí dung cho phù hợp.
Máy khí dung hô hấp được sử dụng khá phổ biến. Các chỉ định sử dụng máy bao gồm: cơn hen cấp tính, suy hô hấp, thở rít thanh quản, cần làm loãng đờm trước khi thực hiện điều trị, không có khả năng sử dụng bình xịt định liều, các loại thuốc cần dùng chưa có bình xịt định liều, cần dùng kháng sinh dạng hít liều cao để kiểm soát hoặc điều trị tình trạng nhiễm trùng kéo dài.
Điều trị sổ mũi hiệu quả ở đâu Hưng Yên?
Phòng khám đa khoa Hưng Yên là cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, đây là phòng khám hợp pháp được Sở y tế cấp phép và giám sát hoạt động.
Khi thực hiện thăm khám và điều trị tại đây, ngoài phương pháp điều trị, các bạn có thể an tâm bởi:
Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm, chuyên môn, có chứng chỉ nghề nghiệp, từng công tác tại các cơ sở y tế lớn.
Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị y tế tiên tiến, phòng thực hiện phẫu thuật được vô trùng, đảm bảo quá trình thực hiện diễn ra an toàn.
Dịch vụ y tế chuẩn y khoa, giúp bệnh nhân được thực hiện thăm khám nhanh, mà không mất công phải chờ đợi lâu.
Chi phí thăm khám và điều trị hợp lý, được niêm yết, công khai. Trước khi thực hiện, bệnh nhân sẽ được trao đổi trước giúp minh bạch về vấn đề tài chính.
Trên đây là thông tin về tình trạng sổ mũi, các bạn có thể tham khảo. Nếu cần được giải đáp thắc mắc, các bạn có thể nhanh liên hệ qua Hotline: 1900 638889 / 0923638889 để được tư vấn và hỗ trợ.