Ngưng thở khi ngủ là bệnh gì?

Điểm trung bình 5/5 ( 365 lượt đánh giá )

Phòng khám đa khoa quy mô lớn tại Hưng Yên, bạn không cần ra khỏi tỉnh vẫn được thăm khám bởi các bác sỹ chuyên gia tại Hà Nội. Tư vấn online 1-1 miễn phí, đặt hẹn trực tuyến dễ dàng, tiết kiệm thời gian và công sức, mô hình khám 1 bác sĩ- 1 bệnh nhân. Lựa chọn phòng khám đa khoa Hưng Yên là sự lựa chọn đúng đắn cho sức khỏe của bạn .

Ngưng thở khi ngủ là hội chứng có liên quan đến sự tắc nghẽn đường hô hấp. Tình trạng này có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, các bạn có thể tham khảo thông tin qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu thông tin về bệnh ngưng thở khi ngủ.

Ngưng thở khi ngủ là bệnh gì? Ngưng thở khi ngủ là hội chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến gây ra tình trạng ngừng thở thường xuyên trong khi ngủ. Hầu hết những người bị ngưng thở khi ngủ đều có các triệu chứng như ngáy to và buồn ngủ vào ban ngày.

Ngưng thở khi ngủ có 3 dạng chính gồm ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA), ngưng thở khi ngủ trung ương (CSA) và ngưng thở khi ngủ hỗn hợp.

Đối tượng thường gặp hội chứng ngưng thở khi ngủ

Triệu chứng nhận biết ngưng thở khi ngủ

Đa số người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ thể tắc nghẽn không biết về tình trạng bệnh của bản thân. Nguyên nhân do triệu chứng chỉ xảy ra khi ngủ, nghĩa là bệnh nhân không ý thức được tình trạng này đang xảy ra. Tuy nhiên, hội chứng này sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nếu bạn đang gặp các vấn đề sau thì hãy kiểm tra nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

  • Đau đầu khi thức dậy vào buổi sáng.
  • Buồn ngủ nhiều vào ban ngày kể cả khi ban đêm ngủ dài và không bị thức giấc.
  • Ngủ ngáy, lúc ngủ có khi bị ngạt thở, ngừng thở, dấu hiệu này cần người bên cạnh giúp bạn kiểm tra.
  • Đi tiểu nhiều lần trong đêm khi hội chứng ngưng thở khi ngủ khiến bạn thức giấc do thiếu hụt oxy quá mức, não tạo xung kích thích để phục hồi lại hoạt động thở.
  • Giảm trí nhớ, giảm độ tập trung do chất lượng giấc ngủ kém và oxy nuôi não không đáp ứng tốt.
  • Tăng huyết áp kháng trị.
  • Béo phì, thừa cân, cấu trúc bất thường ở vùng hàm mặt.

Các triệu chứng này có thể không phải do hội chứng ngưng thở khi ngủ song bạn vẫn nên đến các bệnh viện chuyên khoa hô hấp để khám và điều trị sớm nhất. Nhiều đối tượng người bệnh do không phát hiện bệnh và điều trị, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tai nạn giao thông, giảm sút trí nhớ, mất tập trung, đột tử trong đêm, cơn đau thắt ở ngực,…

Hội chứng ngưng thở khi ngủ thường gặp ở lứa tuổi trung niên trở đi, song trẻ nhỏ vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Ở trẻ mắc bệnh, dấu hiệu khác đi kèm có thể gặp như tinh thần thiếu ổn định, hiếu động thái quá, tiểu dầm, hay gây gổ, giảm thành tích học tập,…

Ngưng thở khi ngủ điều trị hiệu quả trong bao lâu?

Nguyên nhân gây ra tình trạng ngưng thở khi ngủ

Nguyên nhân gây gián đoạn hô hấp khác nhau giữa ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và ngưng thở khi ngủ trung ương.

Nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

Ở những người bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, các cơ ở phía sau cổ họng thư giãn trong khi ngủ, thu hẹp không gian cho luồng không khí đi qua.

Tình trạng ngáy xảy ra khi đường thở bị thu hẹp và tắc nghẽn, không nhận đủ oxy. Việc thiếu oxy dẫn đến sự thức tỉnh một phần hoặc toàn bộ của não để khôi phục luồng không khí. Những sự gián đoạn hô hấp này xảy ra lặp đi lặp lại trong khi ngủ.

Nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ trung ương

Ngưng thở khi ngủ trung ương phát sinh do các vấn đề về cách não giao tiếp với các cơ chịu trách nhiệm hô hấp. Đối với những người bị CSA, một phần của bộ não được gọi là thân não không nhận biết đúng mức carbon dioxide trong cơ thể trong khi ngủ. Điều này dẫn đến các đợt thở lặp đi lặp lại chậm hơn và nông hơn mức cần thiết.

Ngưng thở khi ngủ nguy hiểm như thế nào?

Nếu việc điều trị hiệu quả có thể ngăn ngừa hoặc giải quyết các biến chứng nghiêm trọng do ngưng thở khi ngủ. Ngược lại nếu tình trạng này không được điều trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.

Ngưng thở khi ngủ làm giảm chất lượng giấc ngủ. Giấc ngủ kém còn làm giảm nồng độ oxy trong cơ thể.

Theo đó, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có liên quan đến nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe, có thể kể đến như:

  • Tai nạn giao thông do buồn ngủ hoặc ngủ gật khi lái xe
  • Các bệnh tim mạch như huyết áp cao, đột quỵ, suy tim, bệnh tim và nhịp tim bất thường
  • Rối loạn chuyển hóa bao gồm bệnh tiểu đường type 2
  • Tăng huyết áp phổi gây căng thẳng quá mức cho tim
  • Các vấn đề về tư duy như: suy giảm trí nhớ và sự tập trung
  • Rối loạn tâm trạng bao gồm cáu kỉnh và nguy cơ trầm cảm cao hơn
  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, là sự gia tăng chất béo tích tụ trong gan có thể góp phần gây tổn thương gan nghiêm trọng
  • Tăng nguy cơ biến chứng liên quan đến gây mê trong phẫu thuật.

Trong chứng ngưng thở khi ngủ trung ương, các biến chứng có thể xảy ra phụ thuộc phần lớn vào bệnh lý nền gây ra rối loạn hô hấp.

Ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

Phương pháp điều trị hiệu quả ngưng thở khi ngủ

Bệnh ngưng thở khi ngủ khá nguy hiểm và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, khi bị mắc phải căn bệnh này, người bệnh nên thực hiện thăm khám và lựa chọn điều trị bằng phẫu thuật chỉnh hình màn hầu lưỡi gà điều trị ngủ ngáy.

Điều trị không phẫu thuật

Đeo máng răng để đưa xương hàm dưới ra trước, thường được áp dụng cho AHI từ 10 đến 30. Nó là phương pháp điều trị đơn giản, không xâm lấn, rẻ tiền và có hiệu quả rõ rệt. Phương pháp có thể được chỉ định điều trị kết hợp sau phẫu thuật chỉnh hình họng và màn hầu – lưỡi gà UPPP. Thở áp lực dương liên tục (Continuous Positive Airway Pressure – CPAP) thường được chỉ định trong trường hợp OSAS nặng với AHI > 30, bệnh nhân không muốn mổ hoặc điều kiện sức khỏe không mổ được. Đây là một phương pháp điều trị rất hiệu quả.

Điều trị phẫu thuật

Mục đích làm rộng kích thước đường hô hấp trên ở các mức khác nhau. Ưu điểm của điều trị phẫu thuật là điều trị được nguyên nhân, kết quả ổn định. Loại can thiệp phụ thuộc chặt chẽ vào nguyên nhân của ngủ ngáy và hội chứng tắc nghẽn thở trong khi ngủ. Có thể kết hợp nhiều phương pháp điều trị trên cùng một bệnh nhân. Kết quả phẫu thuật phụ thuộc vào việc lựa chọn bệnh nhân, chỉ định đúng, lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp và kinh nghiệm của phẫu thuật viên.

Phẫu thuật điều trị tắc mũi

Ngạt tắc mũi hiếm khi là nguyên nhân chính và nguyên nhân duy nhất trong ngủ ngáy và hội chứng tắc nghẽn thở trong khi ngủ. Ngạt tắc mũi có thể do dị hình vách ngăn, polyp mũi, quá phát cuốn mũi dưới, sau chấn thương, … Tùy nguyên nhân mà xử trí.

Phẫu thuật chỉnh hình eo họng miệng

UPPP Phẫu thuật làm rộng đường hô hấp trên ở họng miệng. Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp hẹp ở vị trí họng miệng do màn hầu dài, lưỡi gà dài, amidan to. Khám nội soi xác định ngủ ngáy và hội chứng tắc nghẽn thở trong khi ngủ co xẹp và tắc chính ở vị trí màn hầu-lưỡi gà và đôi khi kết hợp cả do hai amidan to. Phẫu thuật còn được chỉ định trong trường hợp thất bại của điều trị CPAP và lâm sàng có sự tăng lên của dòng không khí thở qua miệng khi ngủ. Phẫu thuật gồm cắt ngắn lưỡi gà, làm căng lại màn hầu mềm, làm căng hai trụ sau của Amiđan và thường kèm theo cắt amidan. Theo Caples S.M. và cộng sự (tạp chí Sleep 2010;33;1396 – 1407p) thì hiệu quả của UPPP khi được chỉ định đúng làm giảm chỉ số AHI khoảng 33%, tức là sau mổ bệnh nhân vẫn có thể còn ngủ ngáy và Ngủ ngáy và hội chứng tắc nghẽn thở trong khi ngủ nhưng mức độ giảm nhẹ hơn 33.%.

Các phẫu thuật xương hàm

Phẫu thuật mở cửa sổ xương phía trước xương hàm dưới để kéo cơ cằm-lưỡi ra trước qua đó làm đáy lưỡi bị kéo ra trước. Phương pháp thường được kết hợp đồng thời với khâu treo xương móng về phía bờ dưới xương hàm dưới hoặc khâu vào bờ trên sụn giáp.

Phẫu thuật đưa xương hàm dưới ra trước Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp cằm bị tụt ra sau (cằm lẹm), hàm nhỏ làm đáy lưỡi bị tụt ra sau gây hẹp ở hạ họng. Kỹ thuật là tách phần sau của xương hàm dưới phía sau răng số 8, tách làm hai bản xương, bản trong liên tiếp với phần xương hàm dưới ở phía trước, bản ngoài liên tiếp với góc hàm. Phần trước của xương hàm dưới cùng toàn bộ răng hàm dưới được kéo tịnh tiến ra trước và bắt vít cố định. Các cơ của lưỡi bám vào mặt sau xương hàm dưới cũng bị kéo ra trước và như vậy đáy lưỡi bị kéo ra trước. Sau phẫu thuật cần thiết phải chỉnh lại khớp cắn.

Phẫu thuật đưa cả xương hàm trên và xương hàm dưới ra trước (MaxilloMandibular Advancement – MMA)

Phẫu thuật được chỉ định trong hẹp toàn bộ đường hô hấp trên (gồm hẹp vùng sau khẩu cái và hạ họng). Phẫu thuật cắt xương hàm trên theo đường gãy Lefort I đồng thời với cắt xương hàm dưới, khớp cắn được buộc cố định chặt trong mổ, cả xương hàm trên và hàm dưới được kéo về phía trước khoảng 4 – 5 mm và cố định chặt bằng nẹp vít Phẫu thuật này tương đối nặng nề, nó còn được chỉ định ở bệnh nhân đã làm phẫu thuật ở mũi và làm UPPP mà không có hiệu quả, bệnh nhân lại không đeo được máy thở CPAP, bệnh nhân thường dưới 65 tuổi và chỉ số AHI > 30 (theo Bettega và cộng sự, Am J Respir Crit Care Med 2000; 162-641-9). Tỷ lệ thành công của phương pháp này đạt > 90.%. Sau phẫu thuật, chỉ số AHI giảm 50.%.

Phẫu thuật đáy lưỡi và hạ họng

Là phẫu thuật tương đối nặng nề, nó được chỉ định ở bệnh nhân hẹp chính do đáy lưỡi có ngủ ngáy và hội chứng tắc nghẽn thở trong khi ngủ nặng. Hiệu quả của phẫu thuật thường rất rõ, cải thiện các triệu chứng từ 50.% đến 75.% sau mổ. Phẫu thuật này gồm hai loại: Phẫu thuật cắt amidan đáy lưỡi trong trường hợp bệnh nhân có quá phát amidan đáy lưỡi gây hẹp vùng đáy lưỡi. Phẫu thuật cắt đáy lưỡi đường giữa là phẫu thuật cắt đi đường giữa của đáy lưỡi để thu hẹp đáy lưỡi. Phẫu thuật này thường được làm sau khi bệnh nhân đã làm UPPP nhưng không hiệu quả. Hiện nay ở một số nước phát triển, hai phương pháp phẫu thuật đáy lưỡi này được thực hiện đơn giản hơn mà lại giảm bớt sự nặng nề và phức tạp của phẫu thuật nhờ sử dụng robot phẫu thuật.

Đốt bằng sóng cao tần (Radiofrequence)

Nguyên lý là làm giảm bớt thể tích mô với nhiệt độ thấp nên vẫn bảo vệ được niêm mạc. Việc thực hiện dưới gây tê tại chỗ và thường phải đốt 3 đến 5 lần. Nó thường được chỉ định trong quá phát cuốn mũi dưới, màn hầu mềm dày và dài, quá phát amidan đáy lưỡi.

Phương pháp phẫu thuật khác

Ngoài ra còn có các phương pháp khác như khâu treo đáy lưỡi vào phía trước của xương hàm dưới. Người ta khoan hai lỗ phía trước xương hàm dưới rồi xuyên kim luồn chỉ vòng xuống đáy lưỡi, luồn lại ra phía trước và cố định vào mặt trước xương hàm dưới.

Cấy trụ vào màn hầu mềm làm màn hầu mềm vững chắc hơn trong trường hợp OSAS là do co hẹp màn hầu mềm.

Địa chỉ chữa ngưng thở khi ngủ uy tín, chất lượng

Hiện nay có rất nhiều phòng khám chuyên khoa điều trị tình trạng ngưng thở khi ngủ, nhưng không phải tất cả những phòng khám đó đều hợp pháp và có đủ điều kiện y tế mang lại kết quả điều trị hiệu quả.

Khi gặp phải tình trạng ngưng thở khi ngủ, để điều trị hiệu quả, an toàn, các bạn có thể đến phòng khám đa khoa Hưng Yên thực hiện thăm khám và điều trị.

Phòng khám không chỉ là cơ sở y tế hợp pháp, được Sở y tế cấp phép và giám sát hoạt động. Mà tại đây còn có:

Đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa có kỹ năng chuyên môn giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm, luôn tận tâm hỗ trợ bệnh nhân.

Phương pháp điều trị tiên tiến, được đánh giá cao và nhận phản hồi tích cực từ bệnh nhân

Cơ sở vật chất hiện đại, các thiết bị y tế, đều được nhập khẩu hoàn toàn từ những nước có nền y học phát triển.

Quy trình thăm khám chuẩn y khoa, giúp bảo vệ tuyệt đối mọi thông tin cá nhân và tình trạng bệnh lý

Chi phí điều trị hợp lý, phải chăng và được niêm yết, công khai theo đúng quy định.

Trên đây là thông tin về tình trạng ngưng thở khi ngủ là bệnh gì?. Nếu các bạn có thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900 638889 / 0923638889 để được các bác sĩ của phòng khám tư vấn và hỗ trợ ngay nhé.

IMGBÀI VIẾT CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Địa chỉ chữa viêm tai giữa Hưng Yên uy tín

Điều trị viêm tai giữa sớm sẽ giúp bệnh nhân loại bỏ được những triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa những tác hại nguy hiểm. Vậy đâu là địa...

Cách chữa bệnh viêm tai giữa như thế nào hiệu quả?

Cách chữa bệnh viêm tai giữa như thế nào? Chữa bệnh viêm tai giữa bằng cách nào hiệu quả? là vấn đề được đông đảo bệnh nhân quan tâm. Bài...

Giải đáp: Viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa có nguy hiểm không? là vấn đề khiến nhiều người bị viêm tai giữa lo lắng và quan tâm. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết...

Nhận biết dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa

Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa là gì? Khi bị viêm tai giữa người bệnh sẽ cảm thấy bị đau tai, trong tai chảy dịch, sốt,…Phát hiện sớm các...

Liệt kê nguyên nhân bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa là bệnh lý về tai phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Nguyên nhân bị viêm tai giữa có thể do vệ sinh...

Viêm tai giữa chảy mủ là gì?

Viêm tai giữa chảy mủ là căn bệnh nguy hiểm nếu không chữa sớm có thể gây viêm màng não, thủng màng nhĩ,…Do đó, việc nắm được các thông tin...